JOIN GROUP
Tham gia cộng đồng để nhận các tín hiệu giao dịch trong ngày. Nhận các tài liệu và thông báo tham gia lớp học giao lưu Forex miễn phí

Bài viết nổi bật

Hệ quả của chu kỳ tiền rẻ và bùng nổ bất động sản: Ngành ngân hàng kém lạc quan trong năm 2023?

Dự phóng tăng trưởng tín dụng ở mức thấp và Biên lãi thuần (NIM) suy yếu sẽ làm giảm đà tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng. Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MAS (HN:MAS)) đã nhận định về triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2023.

Theo báo cáo, rủi ro hệ thống đã và đang tiếp tục gia tăng. Đến cuối năm 2022, tổng dư nợ tín dụng cho ngành BĐS của các tổ chức tín dụng đạt 2,58 triệu tỷ, tăng 24% sv.ck. và chiếm 21,2% tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, 68% tín dụng BĐS là cho vay mua nhà và phần còn lại là cho vay các HĐKD khác liên quan đến BĐS, theo NHNN. Đáng lưu ý, một số NPT BĐS gặp khó khăn trong vấn đề tuân thủ nghĩa vụ thanh toán TP. Mặc dù đa phần khoản vay của những doanh nghiệp này chưa bị ghi nhận là nợ xấu, nhưng khả năng không thể hoàn tất nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi vay của họ vẫn có thể xảy ra.

Hệ quả là không những nợ xấu của NHTM bị ảnh hưởng tiêu cực mà còn tạo ra gánh nặng trích lập không chỉ trong ngắn hạn. Tình trạng khó khăn của nhóm DN BĐS có thể dẫn đến chậm tiến độ thi công và hoàn thiện, gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến người mua nhà. Vì vậy, không chỉ các ngân hàng có dư nợ cho vay DN BĐS lớn bị ảnh hưởng, mà các NHTM có danh mục bán lẻ cũng chịu một phần hệ quả.

Định giá hiện tại của cổ phiếu nhóm ngân hàng
Nguồn: MAS

Khả năng sinh lời

Lợi nhuận 2022 của các ngân hàng niêm yết tiếp tục tăng trưởng vượt trội với tồn lợi nhuận hoạt động trước trích lập dự phòng (PPOP) của 27 ngân hàng niêm yết đạt 366 nghìn tỷ đồng (+20,1% sv.ck.), trong khi LNTT lại tăng đến 33,6% sv.ck., đạt 246 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần (NII) chỉ tăng 22.8% trong năm 2022, thấp hơn mức tăng năm 2021 là 24,6%, mặc dù tăng trưởng tín dụng cao hơn. Tăng trưởng thu nhập thuần từ các dịch vụ giảm từ +33.6% năm 2021 xuống +14.7% năm 2022 do thị trường trái phiếu ảm đạm và các chương trình giảm phí giao dịch. Thu nhập khác (NOI) chỉ tăng nhẹ 8.3% do nhiều ngân hàng ghi nhận lỗ trong HĐKD ngoại hối và chứng khoán.

Tuy nhiên, chi phí dự phòng cao và thu nhập thuần từ lãi giảm tốc sẽ gây áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận ngành trong năm 2023.

Cụ thể, chi phí tín dụng dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2023, do các yếu tố sau: tỷ lệ nợ trễ hạn tăng cao trong năm 2022; suy giảm bộ đệm dự phòng; kết thúc thời hạn tái cấu trúc của các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và quan ngại về chất lượng tài sản do lãi suất thị trường cao và căng thẳng thanh khoản. Thu nhập từ dịch vụ tăng trưởng chính nhờ dịch vụ bán chéo bảo hiểm dựa trên giả định tập trung cho vay bán lẻ, trong khi nguồn thu nhập từ các hoạt động ngân hàng đầu tư không quá khả quan.

Ngoài ra, dự phóng tăng trưởng tín dụng ở mức thấp và Biên lãi thuần (NIM) suy yếu sẽ làm giảm đà tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng. Năm 2022, trung bình NIM của các ngân hàng niêm yết đạt 3.63%, tăng 25bps sv.ck., nhờ tăng tỷ trọng bán lẻ trong danh mục tín dụng tại hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên, MAS cho rằng NIM có khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022, dựa trên giả định sau: 1) chất lượng tài sản suy giảm dẫn đến thu nhập từ lãi không ổn định; 2) chi phí huy động cao hơn do yêu cầu tuân thủ các chỉ tiêu thanh khoản của hệ thống NH; 3) CASA kém tích cực.

CASA, NlM của các ngân hàng niêm yết

Áp lực lạm phát gia tăng và triển vọng thu nhập kém khả quan ảnh hưởng đến mua sắm và tiêu dùng, gián tiếp làm giảm CASA

Chất lượng tài sản

Nợ xấu ngành ngân hàng tăng đáng kể trong năm 2022 và có xu hướng tiếp diễn trong năm 2023. Theo chuyên gia của MAS, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng (bao gồm cả nợ nhóm 2) có xu hướng tăng: NPL trung bình của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh lên mức 2.5%, tăng 80bps sv.ck.

Tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng mạnh do tác động bởi NPL tăng đột biến của NVB (HN:NVB), VBB, VPB (HM:VPB) và PGB. Nợ xấu tăng cao trong năm 2022 một phần bị ảnh hưởng bởi dư nợ tái cơ cấu liên quan đến COVID-19. Tổng nợ quá hạn (bao gồm nợ nhóm 2) trung bình tăng 110bps lên mức 3,3% vào cuối năm 2023.

MAS dự đoán xu hướng nợ xấu tăng nhiều khả năng vẫn tiếp diễn trong năm 2023. Nợ xấu mở rộng tăng cho thấy nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Ngoài ra, giả định của MAS về lãi suất duy trì ở mức cao trong năm 2023 cũng là một tác nhân làm gia tăng nợ xấu. Khó khăn về tài chính của các chủ đầu tư BĐS có thể dẫn đến việc chấm dứt các chính sách ưu đãi lãi suất/cam kết lợi nhuận từ CĐT dành cho người mua nhà.

Do đó, nhóm đầu cơ hoặc người mua với mục đích đầu tư có thể từ bỏ các cam kết tài chính của họ, nếu tính pháp lý của dự án không rõ ràng. Tình trạng ảm đạm của thị trường cũng là rủi ro dẫn đến gián đoạn dòng tiền các nhà đầu tư BĐS, dẫn đến nợ xấu. Việc chậm thanh toán gốc/lãi trái phiếu của một số CĐT do tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng của các CĐT BĐS, là một chỉ báo sớm cho nợ xấu có khả năng phát sinh trong thời gian tới. Về mặt tích cực, dư nợ cho vay tái cơ cấu giảm đáng kể trong năm 2022.

Bộ đệm dự phòng ngân hàng suy giảm

Bộ đệm dự phòng cũng bị sụt mạnh.

VCB

MBB

ACB

TCB

Mặt khác, chi phí trích lập dự kiến gia tăng trở lại: Trong bối cảnh nợ xấu được dự báo tăng trong năm 2023, LLR giảm và việc hoàn nhập dự phòng đã trích lập dư cho nợ tái cơ cấu không đáng kể, chi phí dự phòng sẽ khó duy trì ở mức thấp như năm 2022. Việc gia tăng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp liên quan đến ngành BĐS trong các năm trở lại đây và tình trạng thiếu thanh khoản có thể dẫn đến nợ xấu lập đỉnh mới trong vòng một thập kỷ. Như vậy, nhu cầu trích lập cho nợ xấu không những khó có thể duy trì mà có khả năng tăng mạnh trong ngắn và trung hạn.

ĐĂNG KÝ THAM GIA GROUP

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vốn lớn mở sàn nào?

Vốn nhỏ mở sàn nào?

Broker nào uy tín nhất hiện nay?

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.